Trang thông tin điện tử
Huyện Mường Tè

Đề án “Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Thứ năm - 05/01/2023 03:32 444 0
Ngày 4/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định số 983/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu đến năm 2025,  định hướng đến năm 2030”.
cđs1 750x497
cđs1 750x497

Theo đó mục tiêu chung của Đề án: Xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, hình thành và thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh; Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh; từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực. Từng bước nâng thứ hạng của Lai Châu đạt vị trí thứ 45/63 tỉnh, thành phố trong Bảng xếp hạng đánh giá Chỉ số Chuyển đổi số vào năm 2025; Đến năm 2030, thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trên ở các lĩnh vực ưu tiên, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững; sẵn sàng thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan trên toàn tỉnh; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu đời sống người dân trên địa bàn tỉnh, với mục đích đi trước đón đầu, tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm nghèo nhanh. Tiếp tục nâng thứ hạng của Lai Châu trên Bảng xếp hạng đánh giá Chỉ số Chuyển đổi số hàng năm.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

 a) Phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: 100% dịch vụ công có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định); 100% công tác báo cáo (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 70% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh; 100% UBND cấp xã triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng; 70% tài liệu lưu trữ lịch sử và hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 30% cán bộ, công chức, viên chức tham gia khai thác dữ liệu và công nghệ số; 100% các cơ quan được triển khai các giải pháp đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp; 20% trở lên hoạt động kiểm tra được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

 b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Phấn đấu kinh tế số chiếm 10% GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn); Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 5%; Ứng dụng rộng rãi các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng; Phấn đấu 20% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh; 50% doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử trong các hoạt động về tài chính; 80% cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường được xây dựng, cập nhật; cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện để sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở; 70% diện tích rừng được kiểm soát, theo dõi, giám sát bằng các hệ thống quản lý rừng thông minh; 100% sản phẩm OCOP, 30% các sản phẩm chủ lực nông nghiệp của tỉnh được đưa lên sàn thương mại điện tử; Năm 2022 xây dựng và đưa vào khai thác 01 sàn thương mại điện tử của tỉnh. c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến 100% xã, phấn đấu trên 50% hộ gia đình có đường truyền Internet băng rộng; phấn đấu cơ bản mỗi hộ dân có ít nhất 01 điện thoại hoặc thiết bị thông minh; Trên 50% người dùng điện thoại hoặc thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; Ít nhất 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; 70% dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử; 100% Trạm y tế xã, phường, thị trấn được triển khai ứng dụng hệ thống thông tin trạm y tế; 40% các huyện, thành phố triển khai dịch vụ đô thị thông minh; 60% cơ sở giáo dục tiểu học và 70% cơ sở giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên triển khai dạy học trực tuyến; 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số; Hệ thống thông tin quản lý ngành giáo dục được thiết lập và vận hành trên nền tảng số; 50% các điểm, bản du lịch cộng đồng đã được công nhận được số hóa 3D; 70% tài liệu quý hiếm, tài liệu địa chí có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học được số hóa. 

Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

a) Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh; 100% tài liệu lưu trữ lịch sử và hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định; 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia khai thác dữ liệu và công nghệ số được phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Kinh tế số chiếm 20% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn); Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 8%; Phấn đấu 50% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh; 100% doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử trong các hoạt động về tài chính; 100% cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường được xây dựng, cập nhật; 100% diện tích rừng được kiểm soát, theo dõi, giám sát bằng các hệ thống quản lý rừng thông minh; 100% sản phẩm OCOP, 80% sản phẩm chủ lực của nông nghiệp đưa lên sàn thương mại điện tử của tỉnh và các sàn thương mại điện tử khác;

c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang trên phạm vi toàn tỉnh; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G và điện thoại di động thông minh, từng bước phát triển mạng 5G; 100% người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; Ít nhất 60% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; 100% dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử; 100% các đơn vị trong ngành y tế ứng dụng hệ thống quản trị y tế thông minh trong công tác quản lý điều hành; 100% các huyện, thành phố triển khai dịch vụ đô thị thông minh; 90% cơ sở giáo dục tiểu học và 90% cơ sở giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên triển khai dạy học trực tuyến; 100% nguồn lực ngành giáo dục của được quản lý trên môi trường số, kết nối thông suốt toàn ngành và liên thông với các cơ sở dữ liệu, thông tin khác của tỉnh; 100% các điểm, bản du lịch cộng đồng đã được công nhận được số hóa 3D; 100% tài liệu quý hiếm, tài liệu địa chí có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học được số hóa.

Trong đó các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số như lĩnh vực y tế, giáo dục,  nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, lĩnh vực tài nguyên và môi trường, năng lượng và sản xuất công nghiệp, tài chính ngân hàng, lĩnh vực du lịch.

Kinh phí thực hiện đề án khoảng 475.069 triệu đồng.

Tác giả: Tống Nức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Đến tháng 11/2024
UBND huyện Mường Tè đã giải quyết
99.14%
hồ sơ đúng hạn.
Mức độ 2: 208
Mức độ 3: 25
Mức độ 4: 59
Đã tiếp nhận: 372
Đã giải quyết: 349
Quá hạn: 3 - 0.86%
Trước & đúng hạn: 347 - 99.14%
(tự động cập nhật vào lúc
05:41:50, 21/11/2024)
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay7,381
  • Tháng hiện tại127,394
  • Tổng lượt truy cập11,367,281
Bản đồ hành chính
Bản đồ hành chính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down