1. Điều kiện tự nhiên - xã hội
a) Vị trí địa lý, diện tích
|
Ka Lăng là xã vùng cao biên giới với chiều dài biên giới 15,266 km; cách trung tâm thị trấn huyện gần 72 km; có diện tích tự nhiên là 13.864,23 ha; địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, diện tích canh tác ít và có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Thu Lũm.
+ Phía Đông giáp với xã Tá Bạ.
+ Phía Tây giáp với huyện Lục Xuân, tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
+ Phía Nam giáp với xã Mù Cả và xã Mường Tè. |
b) Dân số
Toàn xã có 8 bản, 591 hộ với 2.599 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Hà Nhì và dân tộc La Hủ, trong đó Hà Nhì chiếm 90,2% còn lại dân tộc La Hủ; Thu nhập bình quân đầu người 30 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo 62,41%.. Phần lớn người dân trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều, đời sống còn khó khăn.
2. Quá trình hình thành và phát triển của xã
Kỳ họp thứ V Quốc hội khóa II, từ ngày 24 đến ngày 27/10/1962 đã ra Nghị quyết đổi tên khu tự trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc, thành lập 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu và tỉnh mới Nghĩa Lộ. Từ đây, Mường Tè một trong 8 huyện, thị của tỉnh Lai Châu. Ka Lăng là một trong 17 xã thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu.
Xã Ka Lăng có địa hình phức tạp do chịu ảnh hưởng lớn của các hoạt động kiến tạo, mức độ bị chia cắt sâu và ngang rất mạnh mẽ bởi các dãy núi cao chạy dày theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Yếu tố địa hình bị chia cắt bởi đồi núi cao, độ dốc lớn đã gây ra khó khăn để mở rộng sản xuất nông nghiệp cũng như hạn chế khả năng đầu tư xây dựng đường giao thông và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội khác trên địa bàn xã, vốn đầu tư thường lớn, hiệu quả kinh tế không cao.
Thời tiết, khí hậu, xã Ka Lăng mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời tiết trong năn chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, ít mưu mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, có gió Tây và gió Đông Nam thổi trời nắng nóng, lượng mưa và độ ẩm cao, hàng năm đôi khi có lốc xoáy cục bộ và mưa đá xảy ra, (biên độ về nhiệt độ giữa ngày và đêm là khá cao, ban đêm nhiệt độ xuống còn khoảng 19 - 21oC nhưng ban ngày lại lên đến 33 - 36oC). Thời tiết khí hậu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung, sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói riêng.
Tuần tra biên giới
Xã Ka Lăng co hệ thống mạng lưới khe sông, suối khá dày đặc. Trên địa bàn xã có sông Đà và có con suối lớn như suối Là Si và suối Lé Ma. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các hệ thống suối nhỏ đan xen. Do địa hình chia cắt mạnh, lòng sông hẹp, có dốc lớn thủy chế rất phức tạp, mùa khô các công suối thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt và gây xói mòn mạnh, khả năng sử dụng nước bị hạn chế thường xuyên gây ách tắc giao thông vào mùa mưa. Nhìn chung chất lượng nước của xã là tương đối tốt, không bị ô nhiễm. Lượng mưa ở xã hàng năm phân bố không đều, thường tập trung vào tháng 3 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa trung bình lớn nhất vào tháng 7, tháng 8, thường có mưa lớn gây ra lũ lụt, xói mòn ảnh hưởng đến độ phì của đất từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa và làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng của địa phương, đặc biệt là việc bối trí lịch thời vụ gieo trồng, và cơ cấu các giống lúa của địa phương, trong khi đó lượng mưa tại các tháng 11, 12, 1 lại rất thấp theo như cầu nước tưới đối với cây lúa lượng mưa cần trung bình từ 900 - 1200mm/ vụ thì như vậy là lượng mưa trong các tháng trên là rất thấp, cùng với nhiệt độ không khí thấp đã ảnh hưởng đến công tác phát triển nông lâm nghiệp của địa phương, đặc biệt trong chương trình thâm canh tăng vụ của xã Ka Lăng.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2023: 30triệu đồng/người/ năm.
Giáo dục: Xã có 4 trường học: Trường PTDTBT-THCS, Trường PTDTBT-Tiểu học, Trường Mầm non và Trường PTDTNT THPT Ka Lăng.
Y tế: Xã có một Phòng khám đa khoa khu vực Ka Lăng, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tương đối đảm bảo.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
*) Chất lượng cán bộ, công chức
Tổng số cán bộ, công chức xã 21 đ/c, nữ 5 đ/c, đảng viên 21 đ/c.
- Cơ cấu dân tộc: Hà Nhì 17 người chiếm 80,8%, Giáy 1 người chiếm 4,8%, Kinh 01 người chiếm 4,8%, Mảng 1 người chiếm 4,8%, Si La 1 người chiếm 4,8%
- Trình độ:
+ Văn hóa: THPT 21 người chiếm 100%.
+ Chuyên môn: Thạc sĩ 1 người chiếm 4,8%, Đại học 19 người chiếm 90,4%; Trung cấp 01 người chiếm 4,8%
+ Lý luận chính trị: Cao cấp 01 người chiếm 4,8%, Trung cấp 20 người chiếm 95,2%.
+ Tin học: 100% cán bộ, công chức đã qua đào tạo.
4. Văn hóa, du lịch, tiềm năng phát triển
Xã Ka Lăng nằm ở thượng nguồn sông Đà, được ví von là nơi điểm đầu của Tây Bắc mang một vẻ đẹp kỳ vĩ và thiêng liêng, là điểm đến bạn không thể bỏ lỡ khi đến duc lịch Lai Châu. Nơi đây còn là vị trí trọng yếu đối với an ninh quốc phong biên giới Việt – Trung. Từ trung tâm huyện Mường theo hướng Tây bắc quan con đường như thử thách người đi bởi những khúc cua uốn lượn như dải lựa mềm vắt ngang triền núi, quanh co xa ngút tầm mắt.
Ruộng bậc thang của dân tộc Hà Nhì
Tại đây còn có mốc 18(2) nhìn về phái bên trái là xã Mù Cả, bên phải là dòng suối Nậm Lằn chảy từ Trung Quốc sang. Dòng suối này chính là đường phân định đường biên giới giữa Trung Quốc với Việt nam tại xã Ka Lăng. Vào mùa nước cạn thác Kẻng Mỏ chảy êm đềm mà kẻ lữ khách có thể nhìn thấy những ghềnh đá nổi lởm chởm giữa dòng.
(Mốc 18(2) trên địa bàn xã Ka Lăng)
Dân số chủ yếu là người Hà Nhì nép mình trong các cánh rừng nguyên sinh với các đặc trưng văn hóa và phong tục tập quán rất riêng biệt, rất đa dạng và phong phú, có những lời ca, tiếng hát, say sưa trong điệu xòe của người Hà Nhì.... và kiến trúc xây dựng nhà trình tường mang đậm sắc của người. Tất cả những điều đó đã tạo nên xã Ka Lăng với vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nơi thượng nguồn sông Đà. Có nghề thủ công truyền thống như: thêu, đan lát, làm ruộng bậc thang... Người Hà Nhì có nhiều truyện cổ, có cả truyện thơ dài; có điệu múa, bài hát rất đặc trưng như: Hát ru, hát đối, hát đám cưới, hát đám ma, hát mừng nhà mới, hát tiếp khách quý, hát trong ngày tết... và nhiều loại nhạc cụ: Khèn lá, đàn môi, sáo dọc, đàn tròn....Có các lễ hội có sắc thái độc đáo, mang đậm tính cộng đồng và giàu tính nhân văn, tinh thần thượng võ.
Cô dâu dân tộc Hà Nhì
Việc tổ chức, khôi phục lại các lễ hội truyền thống không chỉ tạo không khí phấn khởi trong đồng bào mà còn góp phần bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong các lễ hội của đồng bào Hà Nhìkhông thể không kể đến: Lễ tết tháng 2, lễ cúng cầu mưa, cầu sấm, chớp đầu năm mới. Lễ cơm mới; tết "Hồ sự chà"…
Truyền dạy dân ca, dân vũ
Các lễ hội được bà con tổ chức nhằm cầu mong một năm mới mọi việc suôn sẻ, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, bản làng được bảo vệ bình yên. Ngoài ra, người Hà Nhì còn có chùm Lễ hội cúng rừng (Gạ Ma Thú) đầu năm mới có ý nghĩa cộng đồng sâu sắc đó là vận động bà con bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên, thiên nhiên quý báu đó sẽ giúp bà con có đủ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Khi đến Ka Lăng sẽ còn được thưởng thức những món ăn mang tính riêng biệt của xã như ớt Trung Đoàn, chè Rừng, chè Dây…sẽ không thể quên hương vị của Ka Lăng và sẽ thấy trong mỗi món ngon còn thấm đậm chữ tình.
Tái hiện Lễ cúng bản