Lúc sinh thời Bác Hồ đã khẳng định vai trò của nghề giáo:“Không có thầy giáo thì không có giáo dục, nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng là rất vẻ vang”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: Nghề dạy học là những nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”.Thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu, thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời. Hình ảnh những người thầy đã và đang âm thầm cống hiến, âm thầm hy sinh vì đàn em theo lời dạy của Bác trải dọc dài dáng hình chữ “S” Việt Nam thân yêu. Một trong những hình ảnh như thế mà tôi ngưỡng mộ đó là cô giáo Lường Thị Hồng Mơ đang công tác tại trường PTDTBT THCS xã Kan Hồ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Xã Kan Hồ - một xã vùng thấp của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, tuy nằm ở trục đường chính nối liền giữa huyện Nậm Nhùn với các huyện của tỉnh Điện Biên, có điều kiện giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa để phát triển kinh tế. Song, đời sống của Nhân dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn, với địa hình đặc thù là đồi núi cao, độ dốc lớn, trong khi phương thức canh tác của người dân còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Vì vậy, nhiều quả đồi Nhân dân bỏ hoang hoặc chỉ làm nương một vụ nhưng năng xuất thấp. Nay, mảnh đất đó khoác lên mình một màu xanh hi vọng, hàng hecta cây ổi lê đang vươn mình “nặng trĩu cành”. Chủ của nó chính là anh Lê Văn Duyên - một tư duy đổi mới, một tấm lòng vượt khó, một tấm gương về phát triển kinh tế cho đoàn viên, thanh niên, Nhân dân trong xã học tập.
Ngược dòng sông Đà, chúng tôi đến với xã Pa Ủ, một xã biên giới nằm phía Bắc của huyện Mường Tè. Ở nơi biên viễn xa xôi này, mỗi chặng đường biên, mỗi một cột mốc đều lưu giữ lại những câu chuyện về những tấm gương sáng trong phong trào bảo vệ biên giới. Trong đó, không thể không nhắc tới ông Thàng Phí Xè (67 tuổi, người dân tộc La Hủ) sống tại bản Pa Ủ là một điển hình tiêu biểu trong phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự thôn, bản khu vực biên giới”.