Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện Mường Tè xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu có những việc làm theo thiết thực, hiệu quả, ý nghĩa. Trong đó, ông Đao Văn Tình - Bí thư Chi bộ bản Vàng San (xã Vàng San) là một điển hình.
Những năm qua, từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã có nhiều tấm gương nông dân dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm giàu chính đáng bằng bàn tay và khối óc của mình. Chị Vàng Thị Đường ở bản Nà Hẻ, xã Bum Nưa, huyện Mường Tè với mô hình chăn nuôi gia cầm thương phẩm là một trong những tấm gương như thế.
Thầy giáo Quàng Văn Thành (một trong 4 thầy cô giáo mầm non tại trường Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) được coi là “người mẹ hiền thứ hai” của lũ trẻ vùng đồng bào dân tộc, luôn yêu trẻ, yêu nghề, tận tụy vì học sinh thân yêu.
Nhắc đến ông Bùi Xuân Nhiệm, những người dân ở khu phố 12 thị trấn Mường Tè ai cũng tỏ lòng quý mến và kính trọng người trưởng khu gương mẫu, tận tụy, dám nghĩ, dám làm, hết lòng vì công việc chung. Vốn là người nhiệt tình, năng nổ, trách nhiệm với cộng đồng nên ngay sau khi nghỉ hưu, ông Nhiệm tích cực tham gia công tác xã hội của địa phương, từ năm 2015 sau khi vừa thành lập khu phố 12 đến nay, ông liên tục được nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng khu phố.
Ít người biết rằng, ở nơi con sông Đà “nhập quốc tịch” Việt Nam, bên cạnh những người lính quân hàm xanh ngày đêm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia luôn có một người bình dị sát cánh cùng bộ đội trong những chuyến tuần tra
Ở Mù Cả (Mường Tè, Lai Châu), nơi phần lớn người Hà Nhì sinh sống, thật lạ tai khi có những tên núi, tên suối như "suối Thầy giáo", "núi ông Bôn"… Thực ra đó là cách họ để suối, để núi gửi lời tri ân đến người thầy cắm bản đầu tiên của mình - thầy giáo Nguyễn Văn Bôn, người đầu tiên trong ngành Giáo dục phổ thông nước ta được Hồ Chủ tịch ký tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (ngày 3-6-1962).